1. Nhân viên bảo vệ chửi tục, chửi thề sẽ bị xử lý như thế nào?

    1.1. Nhân viên bảo vệ chửi tục, chửi thề được hiểu như nào? 

    Chửi tục và chửi thề là một hiện tượng không còn xa lạ trong đời sống hiện nay. Khi mà các chủ thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ thiếu văn hóa và không chuẩn mực. Và ngôn ngữ lạm dụng đang ngày càng trở nên phổ biến trong môi trường sống hiện nay, trong đó có môi trường lao động. Chửi tục và chửi thề là hành động của các chủ thể khi nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục và thiếu văn minh cũng như thiếu tôn trọng đối với người đang giao tiếp. Trong lĩnh vực lao động, nhân viên bảo vệ có thể thực hiện các hoạt động chửi tục vãi chưởng thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra những hậu quả và tác hại không mong. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:

    Thứ nhất, do môi trường sống không lành mạnh của những người nhân viên này, bởi họ sớm được tiếp xúc với lời ăn tiếng nói mang tính chất thiếu văn hóa và thô thiển, vì thế khi tham gia vào quan hệ lao động thì họ cũng mang bản chất là một người thiếu lịch sự và thiếu sự quan tâm cũng như để ý đến thái độ của người khác.

    Thứ hai, nhân viên bảo vệ chửi tục và chửi thề có thể xuất phát từ sự nhận thức chưa đúng của họ về lời nói, muốn thể hiện bản thân trước tất cả mọi người. Hoặc là bản thân không có ý thức tự điều chỉnh và dần dần đã trở thành thói quen xấu. Hoặc thậm chí là họ chỉ nói cho vui miệng và không quan tâm đến suy nghĩ của những đồng nghiệp xung quanh.

    Vì thế, các chủ thể cần tìm hiểu những quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề này để có phương hướng xử lý khi nhân viên của mình rơi vào trường hợp đó. 

    1.2. Nhân viên bảo vệ chửi tục, chửi thề sẽ bị xử lý như thế nào?

    Hành vi chửi tục và chửi thề của nhân viên bảo vệ theo như phân tích ở trên là hành vi đi ngược với thuần phong mỹ tục và trái quy định của pháp luật. Vì thế cho nên cần phải bị xử lý tùy vào tính chất và mức độ khác nhau cũng như hậu quả mà hành vi này gây ra trên thực tế. Bởi hành vi chửi bới người khác được coi là một hành vi xâm phạm đến danh dự nhân phẩm cũng như gây ra nhiều hậu quả khó lường, cơ bản nhất chính là gây mất trật tự công cộng hoặc gây mất đi tính tôn nghiêm của môi trường làm việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; khi nhân viên bảo vệ thực hiện hành vi trưởng tục hoặc chửi thề thì có thể chịu mức xử phạt như sau:

    – Cá nhân có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. 

    – Người thực hiện hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là bắt buộc phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn. 

    Nếu nhân viên bảo vệ có hành vi chửi tục hoặc chửi thề gây ra hậu quả thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể căn cứ theo Điều 592 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành có ghi nhận như sau: Khi các chủ thể gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì sẽ phải tiến hành bồi thường. Quá trình bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự và nhân phẩm cũng như uy tín của người khác bao gồm:

    – Chi phí hợp lý để hạn chế và khắc phục hậu quả do thiệt hại thực tế đã xảy ra;

    – Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do hành vi trái pháp luật gây ra;

    – Hoặc các thiệt hại khác theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

    Mức bồi thường thiệt hại sẽ do các bên thỏa thuận, nếu như các bên không thỏa thuận được thì tối đa theo quy định của pháp luật đó là không quá 10 lần mức lương cơ sở, và mức lương cơ sở hiện nay được xác định là 1.800.000 đồng. Như vậy thì có thể nói, tùy theo tính chất và mức độ khác nhau, khi nhân viên bảo vệ chửi tục hoặc chửi thề thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự theo chế định bồi thường thiệt hại như đã phân tích ở trên. Các chủ thể có thẩm quyền quản lý trong các cơ quan và các tổ chức khi phát hiện ra hiện tượng nhân viên của mình thực hiện hoạt động chửi tục hoặcchúng ta thì cần phải báo cáo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí theo đúng quy định của pháp luật.

    2. Nhân viên bảo vệ chửi tục, chửi thề có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? 

    Nếu hành vi chửi tục và chửi thề của nhân viên bảo vệ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là có thể bị truy cứu theo Điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), về tội làm nhục người khác.  Người phạm tội có hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hình thức biểu hiện của hành vi này rất đa dạng, có thể là những lời nói có tính chất thoá mạ, sỉ nhục, miệt thị hạ thấp danh dự, xúc phạm nhân phẩm như chửi bới, nhạo báng … hoặc có thể là những cử chỉ, hành vi có tính chất bỉ ổi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này có thể được thực hiện công khai trước mặt người bị xúc phạm hoặc có thể qua người khác để đến người này. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi để đạt được mục đích đó.

    Về hình phạt, điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

    3. Nhân viên bảo vệ chửi tục, chửi thề có bị đuổi việc không? 

    Tùy thuộc vào tính chất, mức độ lỗi của hành vi vi phạm, người lao động có thể bị áp dụng một trong ba hình thức xử lý kỷ luật sau: Khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức và sa thải. Trong đó, theo Điều 126 Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động chỉ được sa thải người lao động trong những trường hợp nhất định. Ngoài ra, việc xử lý kỷ luât phải tuân theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

    – Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

    – Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

    – Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa theo quy định của pháp luật; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

    – Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản theo đúng quy định của pháp luật.

    Như vậy. đối chiếu với câu hỏi: Nhân viên bảo vệ chửi tục, chửi thề có bị đuổi việc không? Thì có thể thấy, nếu thực sự công ty sa thải nhân viên bảo vệ chỉ vì nhân viên đó có xích mích cãi cọ trước đó với đồng nghiệp, sau đó có lời lẽ chửi tục, không thuộc các trường hợp người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải là trái với quy định của pháp luật. Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, chửi tục và chửi thề không thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức sa thải, đuổi việc theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. 

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

    – Bộ luật Dân sự năm 2015;

    – Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

    – Bộ luật Lao động năm 2019;

    – Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.